Phát huy vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của tổ chức đảng trong xây dựng chính quyền điện tử*

Chủ nhật - 10/01/2021 21:11
cchc4
Trung tâm hành chính công của tỉnh Hà Tĩnh. (Ảnh: Báo Nhân dân)
  Khi vận hành chính quyền điện tử sẽ làm cho mỗi tác động qua lại giữa người dân, doanh nghiệp, nhân viên chính quyền, các cơ quan chính quyền trở nên thuận tiện, thân thiện, minh bạch, đỡ tốn kém và hiệu quả hơn. Tăng cường khả năng kết nối liên thông, tích hợp, chia sẻ, sử dụng thông tin, cơ sở dữ liệu giữa các cơ quan chính quyền với nhau. Thay đổi lề lối, cách thức làm việc, hạn chế tối đa sự tiếp xúc giữa nhân viên chính quyền với người dân và doanh nghiệp; tạo thuận lợi nhất trong việc giải quyết nhanh các thủ tục hành chính công cho các tổ chức, doanh nghiệp và người dân.
Từ những năm 2000, Đảng, Nhà nước ta đã quan tâm, coi trọng phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan Nhà nước, xác định đây là động lực góp phần thúc đẩy công cuộc đổi mới, tạo khả năng đi tắt, đón đầu để thực hiện thắng lợi công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Năm 2014, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 36-NQ/TW về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế. Nghị quyết đã xác định mục tiêu đến năm 2020, đó là:“triển khai có hiệu quả chương trình cải cách hành chính, gắn kết chặt chẽ với việc xây dựng Chính phủ điện tử và cung cấp dịch vụ công trực tuyến ở mức độ cao và trong nhiều lĩnh vực”. Cụ thể hóa chủ trương của Đảng, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015 về Chính phủ điện tử nhằm Đẩy mạnh phát triển Chính phủ điện tử, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các cơ quan Nhà nước, phục vụ người dân và doanh nghiệp ngày càng tốt hơn. Nâng vị trí của Việt Nam về Chính phủ điện tử theo xếp hạng của Liên hợp quốc” Đến năm 2019, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 07/3/2019 về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019 - 2020, định hướng đến 2025 (thay thế Nghị quyết số 36a/NQ-CP).
          Đối với tỉnh ta, trong những năm qua Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã chỉ đạo triển khai quyết liệt việc xây dựng chính quyền điện tử thông qua rất nhiều văn bản chỉ đạo, điều hành, hướng dẫn và tổ chức thực hiện.
          Theo Quyết định số 3480/QĐ-UBND ngày 19/11/2018 của UBND tỉnh về việc thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng Chính quyền điện tử tỉnh thì Văn phòng UBND tỉnh (nay là Văn phòng Đoàn ĐBQH, HĐND và UBND tỉnh) là cơ quan thường trực (nay đã chuyển sang cho Sở Thông tin và Truyền thông theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ). Thực hiện nhiệm vụ được giao, thời gian qua, Văn phòng đã tích cực, chủ động phối hợp tham mưu các nội dung liên quan đến công tác xây dựng chính quyền điện tử tỉnh và đạt được những kết quả đáng ghi nhận: Hạ tầng công nghệ thông tin ngày càng đồng bộ; Mạng lưới truyền dẫn, mạng chuyên dùng, Internet băng thông rộng đã đáp ứng đủ 100% đơn vị hành chính trong toàn tỉnh, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu kết nối của cơ quan, doanh nghiệp và người dân; 100% cán bộ công chức cấp tỉnh, cấp huyện, 95% cán bộ, công chức cấp xã được trang bị máy tính; 100% cơ quan hành chính nhà nước cấp tỉnh, 92% cơ quan hành chính nhà nước cấp huyện có máy chủ; 100% các sở ban ngành, UBND cấp huyện và hầu hết UBND cấp xã có cổng, trang thông tin điện tử; Hệ thống gửi nhận văn bản điện tử, chữ ký số được ứng dụng đồng bộ và hiệu quả từ cấp tỉnh đến cấp xã, tỷ lệ trao đổi văn bản điện tử của UBND cấp xã với các cơ quan cấp tỉnh và huyện đã đạt trên 95%; Hệ thống hội nghị trực tuyến đã được triển khai từ tỉnh về 13 huyện, thành phố, thị xã và tiến tới sẽ triển khai về các xã, phường, thị trấn. Cổng thông tin Dịch vụ công (DVC) trực tuyến của tỉnh đã kết nối liên thông với Cổng DVC quốc gia, cung cấp 1.834 thủ tục hành chính; tỷ lệ sử dụng DVC trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 đang ngày càng tăng; số lượng hồ sơ TTHC được giải quyết trên cổng DVC trực tuyến của các sở, ngành, địa phương luôn đạt tỷ lệ cao; cơ bản đáp ứng được yêu cầu của người dân và doanh nghiệp.
Tuy vậy, việc xây dựng Chính quyền điện tử trên địa bàn tỉnh vẫn còn những tồn tại, hạn chế: Nhận thức của một số cơ quan, đơn vị về ý nghĩa và tầm quan trọng của việc xây dựng Chính quyền điện tử chưa đầy đủ; trình độ ứng dụng CNTT của cán bộ, công chức chưa đồng đều, thiếu nguồn nhân lực chuyên trách về CNTT; ý thức của người dân và doanh nghiệp trong tham gia sử dụng DVC trực tuyến chưa cao; nguồn lực bố trí xây dựng Chính quyền điện tử còn hạn hẹp; việc bảo đảm an toàn, an ninh hệ thống thông tin của các cơ quan nhà nước chưa được quan tâm đúng mức; công tác phối hợp giữa các ngành, các cấp trong triển khai thực hiện còn thiếu chặt chẽ, chưa kịp thời. Năng lực công nghệ thông tin tại cơ sở nhất là ở cấp xã còn hạn chế.
Để tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao chất lượng, hiệu quả nhiệm vụ xây dựng Chính quyền điện tử trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới; các cấp, các ngành nói chung và các đảng bộ, chi bộ cơ sở trong Đảng bộ chúng ta cần phải tập trung thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm sau:
Một là: Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy, tổ chức Đảng; phát huy vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ xây dựng Chính quyền điện tử.
Hai là: Nâng cao hiệu quả công tác truyền thông về Chính phủ điện tử, kinh tế số, hạ tầng số thông qua việc tuyên tuyền, phổ biến, hướng dẫn bằng nhiều hình thức để nâng cao nhận thức, thay đổi thói quen hành vi, tạo sự đồng thuận và tích cực tham gia của công chức, viên chức và người dân, tổ chức, doanh nghiệp trong phát triển Chính phủ điện tử.
Ba là: Tập trung xây dựng Chính quyền điện tử gắn với cải cách hành chính, trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính, đổi mới lề lối, phương thức làm việc, giải quyết các thủ tục hành chính chủ yếu trên môi trường mạng.
Bốn là: Thiết lập các hệ thống ứng dụng phục vụ người dân, doanh nghiệp và phục vụ quản lý điều hành của cơ quan, đơn vị; đặc biệt là hoàn thiện Cổng dịch vụ công và triển khai Hệ thống thông tin một cửa điện tử kết nối Cổng dịch vụ công bộ, ngành, địa phương; đây là hệ thống quan trọng để kết nối Chính phủ với người dân và doanh nghiệp, thể hiện tinh thần phục vụ của Chính phủ.
Năm là: Chú trọng đào tạo, phát triển nguồn nhân lực về CNTT; tổ chức bồi dưỡng, tập huấn nâng cao kiến thức, kỹ năng cho cán bộ, công chức, viên chức về ứng dụng CNTT trong thực thi công vụ.
Trên đây là một số ý kiến tham luận về xây dựng Chính quyền điện tử. Tôi mong muốn và tin tưởng rằng trong thời gian tới, các cấp các ngành của tỉnh Hà Tĩnh nói chung và mỗi đảng bộ, chi bộ cơ sở của Đảng bộ ta nói riêng sẽ thể hiện quyết tâm, cùng chung tay thực hiện, xây dựng và ứng dụng triệt để CNTT trong hoạt động, giảm thiểu tối đa giấy tờ và đặc biệt là nâng cao ý thức, trách nhiệm trong mỗi cán bộ, đảng viên, CCVC để vận hành chính quyền điện tử ngày càng hiệu quả, đưa Hà Tĩnh chúng ta trở thành một trong những tỉnh dẫn đầu về chính quyền điện tử của cả nước./.

Chính quyền điện tử là chính quyền ứng dụng công nghệ thông tin nhằm mục tiêu nâng cao hiệu quả làm việc, tăng tính minh bạch trong hoạt động của các cơ quan chính quyền. Người dân, doanh nghiệp được các cơ quan chính quyền cung cấp thông tin, cung cấp dịch vụ nhanh hơn, thuận tiện hơn bằng hệ thống thông tin, dịch vụ trực tuyến. Người dân và doanh nghiệp trở thành trung tâm trong quá trình các cơ quan chính quyền cung cấp thông tin và dịch vụ.

Tác giả bài viết: Trần Đức Thuận - Ban Tuyên giáo

Nguồn tin: * Trích: Tham luận tại Đại hội Đảng bộ Khối lần thứ XVI của đồng chí Lê Minh Đạo - Bí thư Đảng ủy, Chánh Văn phòng UBND tỉnh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thông báo - mời họp

136-GM/ĐUK

Hội nghị sơ kết công tác xây dựng Đảng và thực hiện nhiệm vụ chính trị Quý I, triển khai nhiệm vụ Quý II năm 2024; sơ kết 03 năm thực hiện Kết luận số 01-KL/TW của Bộ Chính trị; bầu bổ sung Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Khối.

04/04/2024

134-GM/ĐUK

Hội nghị Báo cáo viên tháng 3 năm 2024 để cập nhật thông tin cho đội ngũ Báo cáo viên Đảng ủy Khối và cán bộ tuyên giáo các đảng bộ, chi bộ cơ sở; định hướng công tác tuyên truyền trong thời gian tới.

22/03/2024

133-GM/ĐUK

Ban Chỉ đạo Đảng ủy Khối về thực hiện Nghị quyết số 07-NQ/TU, ngày 27/4/2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy họp triển khai nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới.

15/03/2024

132-GM/ĐUK

BTV ĐUK kết nối đường truyền HN học tập, quán triệt, tuyên truyền, triển khai thực hiện Chuyên đề năm 2024; Nghị quyết số 18-NQ/TU của BCH Đảng bộ tỉnh và các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Trung ương.

14/03/2024

Lượt truy cập
  • Đang truy cập47
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm46
  • Hôm nay8,808
  • Tháng hiện tại126,302
  • Tổng lượt truy cập13,131,167
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây