Bối cảnh, yêu cầu nhiệm vụ và ý nghĩa của việc thành lập Đảng bộ cơ quan Dân Chính Đảng cấp tỉnh Hà Tĩnh

Thứ sáu - 02/07/2021 05:50
(Bài viết tư liệu tham khảo phục vụ cuộc thi trắc nghiệm trực tuyến “Tìm hiểu 190 năm thành lập, 30 năm tái lập tỉnh Hà Tĩnh, 65 năm Ngày truyền thống Đảng bộ Khối các cơ quan và doanh nghiệp tỉnh”)
Sau chiến thắng Điện Biên Phủ (tháng 7/1954), cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta kết thúc thắng lợi. Các cơ quan đảng, chính quyền, đoàn thể cấp tỉnh lần lượt từ nơi sơ tán di chuyển về trung tâm tỉnh lỵ là Thị xã Hà Tĩnh. Trong tình hình mới, điều kiện mới, để nâng cao năng lực lãnh đạo, chỉ đạo quân dân toàn tỉnh bước vào thời kỳ khôi phục và phát triển kinh tế-xã hội, thực hiện nghĩa vụ hậu phương trực tiếp đối với tiền tuyến miền Nam trong sự nghiệp cách mạng lâu dài của Đảng, tỉnh tiến hành củng cố, kiện toàn hệ thống chính trị, thành lập thêm một số cơ quan chuyên môn đồng thời phát triển một bước hệ thống tổ chức đảng trong các cơ quan cấp tỉnh.
bac ho noi chuyen tai hoi nghi can bo nhan dip nguoi ve tham ha tinh ngay 15 6 1957 anh suu tam
 Bác Hồ nói chuyện tại hội nghị cán bộ nhân dịp Người về thăm Hà Tĩnh ngày 15-6-1957 (ảnh sưu tầm)
Mặc dù mô hình Liên chi bộ
[1] trong kháng chiến chống Pháp là bước đổi mới tiến bộ về mặt tổ chức, tạo thuận lợi cho hoạt động của các chi bộ, đồng thời đã đóng góp rất lớn cho sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh uỷ đối với các cơ quan cấp tỉnh. Tuy nhiên, bước vào thời kỳ mới của cách mạng, chức năng làm công tác đảng vụ đơn thuần của các liên chi không còn phù hợp nữa. Yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới cùng với số lượng, chất lượng và sự đa dạng về loại hình các chi bộ cơ quan, kinh nghiệm chung cũng như sự chỉ đạo của Liên Khu uỷ[2] cho phép Hà Tĩnh thành lập một tổ chức cấp trên trực tiếp của các chi bộ cơ quan, đứng đầu là một cấp uỷ có chức năng lãnh đạo toàn diện các mặt công tác xây dựng Đảng như: công tác giáo dục chính trị tư tưởng, công tác tổ chức, công tác kiểm tra và công tác quần chúng... phục vụ có hiệu quả nhiệm vụ chính trị và công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ tỉnh. Đáp ứng yêu cầu đó, đầu năm 1956[3], Tỉnh uỷ quyết định thành lập Đảng bộ Cơ quan Dân Chính Đảng cấp tỉnh trên cơ sở giải thể Liên chi 1, tiếp nhận một số đảng viên từ các chi bộ cơ xưởng của Liên chi 2 cũ,[4] thành lập thêm chi bộ Biên phòng. Ban Chấp hành Đảng bộ lâm thời do Ban Thường vụ Tỉnh uỷ chỉ định  gồm 7 uỷ viên; đồng chí Lê Chí Thành - Uỷ viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Chánh Văn phòng Tỉnh uỷ được cử làm Bí thư Đảng uỷ. Toàn Đảng bộ có 21 chi bộ cơ sở với 985 đảng viên.

Khác với các đảng bộ huyện, thị trong tỉnh có chức năng, nhiệm vụ lãnh đạo toàn diện nhiệm vụ cách mạng ở địa phương, Đảng bộ Cơ quan Dân Chính Đảng cấp tỉnh không có chính quyền cùng cấp, không trực tiếp đề ra nhiệm vụ chuyên môn mà chủ yếu là lãnh đạo công tác xây dựng Đảng, trước hết là lãnh đạo xây dựng tổ chức cơ sở đảng, giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ, đảng viên và quần chúng; quản lý, tổ chức và động viên đội ngũ cán bộ, đảng viên, công nhân viên chức trong Đảng bộ chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, thực hiện chức trách, nhiệm vụ do cơ quan, đơn vị đề ra. Tuy nhiên trong Đảng bộ cũng có một số tổ chức cơ sở đảng có nhiệm vụ lãnh đạo toàn diện (như ở các doanh nghiệp, trường học, Công an nhân dân, Biên phòng...)
Đảng bộ Cơ quan Dân Chính Đảng cấp tỉnh có vị trí quan trọng trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai thực hiện các nhiệm vụ của Đảng bộ tỉnh. Các cơ sở đảng của Đảng bộ là hạt nhân chính trị trong các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh. Những cơ quan này vừa làm chức năng tham mưu, vừa là cơ quan tổ chức thực hiện, kiểm tra và tổng kết việc triển khai các chủ trương của Đảng bộ và chính quyền tỉnh. Đảng viên của Đảng bộ nắm giữ nhiều chức vụ chủ chốt trong hệ thống chuyên chính vô sản (sau này gọi là hệ thống chính trị) của tỉnh. Hoạt động của các cấp uỷ, của mỗi cán bộ, đảng viên trong Đảng bộ có tác động quan trọng, trực tiếp đến việc triển khai thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các chỉ thị, nghị quyết của cấp uỷ, chính quyền tỉnh về phát triển kinh tế, văn hoá, quốc phòng, an ninh, đối ngoại... của tỉnh nhà. 
Việc thành lập Đảng bộ Cơ quan Dân Chính Đảng cấp tỉnh ở Hà Tĩnh là một chủ trương đúng đắn và có ý nghĩa rất quan trọng:
Thứ nhất, đã kịp thời đáp ứng yêu cầu xây dựng, củng cố và thống nhất các tổ chức cơ sở đảng trong các cơ quan đầu não của tỉnh khi chuyển giai đoạn từ chiến tranh sang hòa bình, xây dựng.
Thứ hai, đáp ứng được các yêu cầu trước mắt của nhiệm vụ chính trị: Góp phần ổn định tổ chức, ổn định tư tưởng cho cán bộ, đảng viên trong các cơ quan, xí nghiệp của tỉnh trước những khó khăn, phức tạp của tình hình trong và sau cải cách ruộng đất, chỉnh đốn tổ chức.
Thứ ba, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ lâu dài là lãnh đạo, động viên đội ngũ cán bộ, đảng viên phát huy vai trò tham mưu cho Tỉnh uỷ, Uỷ ban hành chính tỉnh về xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội địa phương, giữ vững ổn định chính trị, chuẩn bị mọi điều kiện để bước vào một thời kỳ cách mạng mới.
Từ đó về sau, trải qua 65 năm hoạt động, với nhiều thay đổi về mô hình, tổ chức bộ máy nhưng Đảng bộ Cơ quan Dân Chính Đảng cấp tỉnh, sau này là Đảng bộ Khối các cơ quan và doanh nghiệp tỉnh luôn phát huy truyền thống cách mạng, vượt qua gian khổ, thử thách để khẳng định vai trò, vị trí của mình trong hệ thống tổ chức Đảng. Dù trong hoàn cảnh nào, các thế hệ cán bộ, đảng viên và quần chúng của Đảng bộ vẫn luôn trung thành với sự nghiệp cách mạng của Đảng, kiên trì xây dựng Đảng bộ vững mạnh cả về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị, góp phần quan trọng vào những thắng lợi vẻ vang của Đảng bộ và nhân dân Hà Tĩnh trong các cuộc kháng chiến cũng như trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Thực tiễn đó khẳng định việc thành lập Đảng bộ Cơ quan Dân Chính Đảng và ý nghĩa của nó đến nay vẫn còn nguyên giá trị. 
 

[1] Xem bài “Tìm hiểu tổ chức tiền thân của Đảng bộ cơ quan Dân Chính Đảng cấp tỉnh – nay là Đảng bộ Khối các cơ quan và doanh nghiệp tỉnh Hà Tĩnh”
[2]  Lúc này, đã có một số tỉnh thuộc Liên khu IV thành lập Đảng bộ các cơ quan Dân Chính Đảng cấp tỉnh. Ví dụ: Nghệ An (tháng 9-1954)... (BBT)
[3] Đến nay mới chỉ xác định được thời điểm thành lập Đảng bộ là đầu năm 1956, nhưng chưa biết được ngày, tháng cụ thể. Năm 2001 nhân kỷ niệm 45 năm thành lập Đảng bộ Dân Chính Đảng, Trường trực Tỉnh ủy thống nhất cho lấy ngày 10/8 (thời điểm kiện toàn BCH Đảng bộ Khóa 1 sau CCRĐ và chỉnh đốn tổ chức) làm ngày truyền thống của Đảng bộ.
[4] Liên chi 2 đã giải thể trước đó, do kết thúc nhiệm vụ ở các ATK khi hoà bình được lập lại.
 

Tác giả bài viết: Lê Văn Vinh (Nguyên Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy Khối các cơ quan và doanh nghiệp tỉnh)

Tổng số điểm của bài viết là: 3 trong 3 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 3 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thông báo - mời họp

154-GM/ĐUK

HN quán triệt các văn bản về đại hội Đảng các cấp; thực hiện quy trình giới thiệu nhân sự bổ sung Ủy viên BCH Đảng bộ Khối khóa XVI, nhiệm kỳ 2020-2025.

21/10/2024

153-GM/ĐUK

BTV Đảng ủy Khối kết nối đường truyền HN toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện NQ HN lần thứ mười BCHTW Đảng khóa XIII.

18/10/2024

227-TB/ĐUK

Thông báo mở Lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng Khóa VIII năm 2024

11/10/2024

152-GM/ĐUK

Hội nghị sơ kết công tác 9 tháng, triển khai nhiệm vụ những tháng cuối năm 2024

11/10/2024

Lượt truy cập
  • Đang truy cập15
  • Hôm nay4,315
  • Tháng hiện tại147,150
  • Tổng lượt truy cập15,933,315
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây